Giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ ở người bị stress

z2057874630441 4e6afe56ae79dd18ccb2c8f479cbe932 1599449872 506 width881height580 768x506 1
Stress và mất ngủ có mối liên quan mật thiết với nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng căng thẳng công việc và căng thẳng cảm xúc là 2 yếu tố hàng đầu gia tăng nguy cơ mất ngủ. Thực tế, trong cuộc sống hiện đại, hầu hết người trẻ đều bị nhiều áp lực dễ dẫn tới stress: deadline công việc; lo lắng, trăn trở, để khởi nghiệp, để thành công… Guồng quay cuộc sống quá nhanh khiến bạn khó để theo kịp nó. Những công việc dang dở khiến bạn suy nghĩ và mệt mỏi. Khái niệm ngủ đủ 8 tiếng/ngày dần trở nên xa vời. Chất lượng giấc ngủ vì thế mà bị ảnh hưởng và ngày càng giảm sút. Công việc quá nhiều khiến bạn phải thức đêm nhiều hơn để đủ thời gian làm việc. Việc di chuyển giữa các quốc gia chênh lệch múi giờ, đặc biệt ở người hay phải đi máy bay. Đây là 2 nhóm dễ bị rối loạn nhịp sinh học cơ thể; ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, sang chấn tâm lý như mất mát người thân, đổ vỡ hôn nhân; việc làm ăn thất bại… cũng là các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Đáng lưu ý là, nếu để tình trạng stress kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng mất ngủ mãn tính với các triệu chứng: Khó ngủ; ngủ không sâu giấc. Ngủ rồi bị thức dậy quá sớm, ko ngủ lại được Thức dậy cảm thấy mệt mỏi; tâm trạng chán nản, giảm tập trung vào học tập và công việc Buồn ngủ ban ngày, uể oải, dễ cáu gắt Tệ hơn, mất ngủ kéo dài khiến bạn có nguy cơ bị trầm cảm và các bệnh lí tâm thần kinh khác.

Stress gây mất ngủ thế nào?

Khi bị stress, hệ thần kinh ở trạng thái ức chế sẽ ảnh hưởng đến nhịp độ sinh học cơ thể, làm rối loạn giấc ngủ. Nghiên cứu chỉ ra nồng độ hormon Cortisol thể hiện rõ mối tương quan này. Khi căng thẳng, nồng độ Cortisol tăng cao. Đó là cách não bộ báo hiệu cơ thể về tình trạng căng thẳng. Cortisol hoạt động trái ngược với hormon Melatonin (báo hiệu cho cơ thể đến giờ đi ngủ, thúc đẩy quá trình ngủ diễn ra nhanh hơn). Cortisol đánh thức cơ thể dậy mỗi sáng. Khi ngủ, nồng độ Cortisol cao gây gián đoạn giấc ngủ, ngủ chập chờn, hay rơi vào trạng thái ngủ mơ. Do đó người bị stress dễ mắc các chứng khó vào giấc; ngủ không sâu giấc. Hai hormon này lần lượt thay phiên nhau tạo thành chu kì thức – ngủ của cơ thể. Vì vậy, bổ sung Melatonin để cân bằng Cortisol là cách hiệu quả cải thiện giấc ngủ ở người trẻ bị stress. Giải pháp nào để hạn chế stress cho bạn, giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn? Trước tiên cần loại bỏ tình trạng stress kéo dài. Việc tìm hiểu và xác định nguyên nhân dẫn đến stress rất quan trọng. Từ đó giúp bạn có cách cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Rèn luyện thói quen đi ngủ khoa học Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, café… Tạo không gian thoải mái, phòng ngủ thoáng mát

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *